Hỗ trợ trực tuyến

Kỹ thuật
0902 920 577
support

Tỷ giá

Thống kê truy cập

Đang truy cập: 1

Trong ngày: 41

Trong tháng: 2923

Tổng truy cập: 337478

8 BÍ MẬT giúp bạn chọn đúng loại Nồi Hấp Tiệt Trùng

I. CẤU TẠO NỒI HẤP TIỆT TRÙNG

1. Dung tích

Cấu tạo nồi hấp tiệt trùng phụ thuộc vào yêu cầu mẫu tiệt trùng, hay số chai môi trường cần hấp và thể tích mỗi chai, lựa chọn đường kính trong của nồi hấp tiệt trùng phù hợp nhằm tối ưu hóa số lượng mẫu 1 lần làm việc của nồi hấp tiệt trùng.

2. Loại buồng hấp

a) Buồng đứng

  Nồi hấp tiệt trùng có khoang tiệt trùng dạng đứng, mẫu vật hấp tiệt trùng được đưa từ trên xuống. Khoang hấp thường có hình trụ để tăng khả năng chịu áp suất, giảm kích thước thiết bị. Đây là dạng nồi hấp tiệt trùng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay bởi tính an toàn và giá thành hợp lý, kích thước phù hợp cho hầu hết các cơ sơ nghiên cứu, xét nghiệm.

+ Kích thước nhỏ hơn - thường không yêu cầu nhiều về chiều rộng và chiều sâu bên ngoài không gian buồng, và tiết kiệm không gian phòng thí nghiệm hơn.

- Thường dùng để hấp các mẫu dạng trụ cao như bình lên men, bình môi trường...

- Gần đây trở nên ít phổ biến hơn do sự khó khăn trong việc nâng các giỏ và thùng chứa nặng. Loại này cần lắp một cần trục nâng tải để việc sử dụng trở nên dễ dàng. Hoặc chọn nồi có chiều cao thấp hơn để giảm chiều cao nâng.

 

bBuồng ngang

Nồi hấp tiệt trùng có khoang tiệt trùng nằm ngang, mẫu vật tiệt trùng đưa từ phía trước vào. Khoang tiệt trùng có thể có hình trụ hoặc hình chữ nhật. Đưa mẫu mặt trước sẽ thuận lợi cho việc tích hợp chức năng đóng mở cửa tự động hay thiết bị nâng hạ, nạp mẫu. Ngoài ra với các nồi hấp cỡ nhỏ để bàn cũng có thiết kế cửa mở ngang nhằm tiết kiệm không gian làm việc.

+ Việc chứa mẫu và lấy mẫu dễ dàng hơn, đặc biệt nếu sử dụng xe đẩy.

- Kích thước lớn hơn - dung tích lớn hơn sẽ đòi hỏi nhiều không gian hơn, không giống như loại lồng đứng, thường chỉ tăng chiều cao khi tăng dung tích.

c) Buồng tròn

+ Thành buồng mỏng hơn vì cần ít thép để đỡ buồng, nhẹ hơn, chi phí thấp hơn.

+ Buồng tròn không có điểm tập trung áp suất, nên áp suất phân bố đều, khó bị biến dạng nên lưu thông hơi tốt hơn

- Không gian sử dụng ít hơn, nên việc lưu thông hơi được cải thiện

 

d) Buồng vuông

+ Sức chứa nhiều hơn so với nồi buồng tròn cùng dung tích, tiết kiệm công suất làm việc

- Đòi hỏi cách đặt mẫu hợp lý để đảm bảo lưu thông hơi không bị hạn chế.

- Áp suất thường tập trung ở những góc vuông, phân bố không đều nên đòi hỏi vật liệu buồng phải dày để tăng khả năng chịu được áp suất nên chi phí sẽ cao hơn.

 

3. Loại cửa

a) Cửa xoay bu long bằng tay

           + Kỹ thuật đơn giản, ít tốn kém, đòi hỏi bảo dưỡng ít.

            - Yêu cầu không gian để đóng mở

            - Không tiện lợi so với loại mở cửa bằng 1 thao tác, tuy nhiên thời gian đóng mở không đáng kể

 

 

 

 

b) Cửa hoạt động bằng một thao tác

+ Ít phức tạp hơn so với cửa đóng mở bằng chương trình, ít tốn kém, đòi hỏi bảo dưỡng ít

+ Thao tác dễ dàng và nhanh hơn

- Yêu cầu không gian để đóng mở

c) Cửa trượt

+ Thao tác nhẹ nhàng, đơn giản, nhanh hơn.

+ Không yêu cầu không gian đóng mở

- Kỹ thuật phức tạp, chi phí cao, đòi hỏi bảo dưỡng

- Làm cho kích thước nồi lớn hơn

 

 

d) Hai cửa

+ Thiết kế khoang tiệt trùng nằm ngang với 2 cửa. Một cửa đưa mẫu vào và một cửa lấy sản phẩm sau tiệt trùng ra. Thiết bị thường sử dụng cho các phòng sạch theo tiêu chuẩn GMP, cho các nhà máy sản xuất dụng cụ y tế, dược phẩm hay labo phòng sạch.

- Đòi hỏi kỹ thuật và không gian, chi phí cao.

4. Hệ thống an toàn

+ Cảm biến nhiệt

+ Cảm biến áp suất

+ Cảm biến cửa

+ Cảm biến mực nước

II. TÍNH NĂNG

1. Vật liệu tiệt trùng

- Dụng cụ: kiềm, kéo, kẹp, que cấy, dụng cụ mổ, dụng cụ nha khoa, thẩm mỹ...

- Chất lỏng đóng gói: chai môi trường, chai nhựa chịu nhiệt...

- Khăn vải, quần áo

- Vật liệu xốp, rỗng

2. Hấp hủy

+ Một công dụng nồi hấp tiệt trùng đáng chú ý gần đây và ngày càng phổ biến là tiền xử lý chất thải như: chất thải y tế, chất thải thí nghiệm, các chất gây bệnh.

+ Thiết bị tiệt trùng thuộc nhóm này nguyên tác giống như một nồi áp suất nhằm vô hiệu hóa các chất gây nhiễm tiềm ẩn dưới nhiệt độ và áp suất cao như: vi khuẩn, vi trùng, vi khuẩn gây bệnh trong quá trình nuôi cấy…

3. Tính năng khác

+ Đếm ngược thời gian và báo hiệu kết thúc quá trình tiệt trùng

+ Chống mở cửa khi nhiệt độ cao hơn 80 độ

+ Chống quá nhiệt, quá áp trong buồng hấp, Chống rò điện, Chống quá nhiệt thành ngoài của buồng hấp

+ Cảnh báo mực nước

+ Tự động sấy khô, làm mát nhanh, sấy chân không

III. PHƯƠNG THỨC TIỆT TRÙNG

Tiệt trùng ướt hay hấp tiệt trùng (Steam Sterilization) cơ chế tiệt trùng sử dụng hơi nước bão hòa ở nhiệt độ và áp suất cao để nén và tăng va đập vào vi khuẩn, virus nhằm tiêu diệt chúng nhanh.

Phương pháp tiệt trùng bằng hơi nước sử dụng một thiết bị là nồi hấp tiệt trùng (Autoclave) tạo ra môi trường có nhiệt độ cao từ 115oC đến 135oC với áp suất dư từ 0,5 đến 2,0 bar.

Tiệt trùng ướt bằng nồi hấp tiệt trùng là phương pháp có ưu điểm hơn cả, bao gồm hiệu quả tiệt trùng cao, chi phí thấp, ít làm hủy hoại mẫu vật tiệt trùng, thời gian tiệt trùng ngắn (khoảng 4-15 phút từ thời điểm đạt nhiệt độ tiệt trùng) do hơi nước có khả năng truyền nhiệt tốt hơn nhiều không khí nóng.

1. Nồi hấp tiệt trùng có nguồn cấp hơi bên trong

a) Gia nhiệt trực tiếp bằng điện trở

Thường được làm bằng sợi đốt bọc bởi một lớp cách điện và nhiệt. Lớp ngoài cùng làm bằng đồng mạ crom, hoặc bằng inox... Đây là bộ phận tiếp xúc thường xuyên với nước và hóa chất vì thế phải thường xuyên vệ sinh để tránh hư hỏng. Điện trở được bảo vệ thông qua cảm biến nhiệt và cảm biến mực nước của buồng.

+ Đơn giản, dễ bảo trì và bảo dưỡng, dễ thay thế.

+ Không yêu cầu kỹ thuật nhiều, ít tốn kém

- Thời gian gia nhiệt chậm hơn so với nồi được cung cấp hơi từ máy tạo hơi nước

- Thời gian làm mát lâu hơn do đợi nước trong buồng giảm nhiệt độ. Một số nồi khác nước có thể được rút ra ngay sau khi kết thúc quá trình làm việc, nên điện trở sẽ giảm nhiệt nhanh hơn.

b) Nguồn hơi cấp từ lớp vỏ ngoài của buồng hấp

Một số nồi hấp có thêm lớp vỏ ngoài , bao quanh buồng hấp chính. Tại đây hơi nước hoặc nước được làm nóng để cung cấp hơi cho buồng, hoặc có tác dụng làm mát buồng hấp.

+ Thời gian làm nóng và làm mát nhanh, tiết kiệm thời gian vận hành.

+ Hạn chế sự ngưng tụ hơi nước lên mẫu trong quá trình gia nhiệt và sấy khô, phù hợp để hấp các vật liệu xốp hoặc vải cần độ khô nhất định.

- Kỹ thuật phức tạp và tốn kém hơn, đòi hỏi bảo dưỡng thường xuyên.

- Tốn nước, tốn điện

c) Nguồn hơi cấp từ nồi hơi riêng tích hợp sẵn

+ Thời gian gia nhiệt nhanh hơn, vì hơi nước nhiệt độ cao đã được tạo khi bắt đầu mở công tắc nguồn.

+ Sự lưu thông và thâm nhập hơi tốt hơn, vì hơi nước chỉ được bơm vào buồng khi đạt tới áp suất nhất định.

+ Làm mát nhanh hơn loại gia nhiệt bằng điện trở.       

- Đòi hỏi kỹ thuật cao, chi phí cao. Vì yêu cầu phải có nồi hơi tích hợp sẵn trong nồi cung cấp hơi ổn định. Một số nồi hấp được trang bị thêm pin dự trữ, để giữ nhiệt độ buồng khi mất điện, hay thiết bị ngưng tụ để làm khô hơi nước trước khi đi vào buồng hấp, các van điều chỉnh áp suất đi kèm

2. Nồi hấp tiệt trùng có nguồn cấp hơi bên ngoài

Nguồn hơi nước bão hòa được cấp từ một nguồn bên ngoài độc lập, được dẫn vào nồi hấp tiệt trùng. Thiết bị này phù hợp với các nồi hấp tiệt trùng dung tích lớn, cửa nạp mẫu phía trước, có thể tích hợp đóng mở tự động hay thiết bị nâng hạ mẫu vật tiệt trùng. Thiết bị thường sử dụng cho nhà máy, cơ sở sản xuất hay bệnh viện nơi có hệ thống nồi hơi trung tâm.

+ Các máy này sẽ tạo ra hơi nước nóng dựa vào việc tận dụng nguồn nhiên liệu có sẵn để tạo hơi nước như điện hoặc khí đốt.

- Các loại máy này đắt tiền, chi bảo trì và vận hành cao, đặc biệt đối với nồi hấp nhỏ khi sử dụng những máy này thì giá có thể gần hoặc lớn hơn giá của nồi hấp.

- Cần thêm hệ thống xử lý và thoát nước hoặc các thiết bị phụ trợ khác khi sử dụng những máy này, làm tăng thêm chi phí.

IV. VỊ TRÍ LẮP ĐẶT

- Diện tích lắp đặt nồi hấp.

- Lắp ở phòng nào?

- Kích thước phòng?

- Tầng trệt hay trên lầu?

- Vận chuyển bằng gì?

- Tải trọng của sàn?

- Khoảng cách giữa nồi đến các vách: cách phía sau 30 - 40cm, cạnh hai bên cách 90 - 100cm, phía trước cách 100 - 200cm (trường hợp nồi có xe đẩy mẫu thì cần chừa không gian cho việc kéo lấy mẫu)

V. YÊU CẦU BẮT BUỘC

1. Nguồn điện:

 - 1 pha: dùng cho các nồi hấp nhỏ <100L. Một số nồi 100 - 200L nguồn điện 1 pha không đủ để gia nhiệt

 - 3 pha: dùng cho các nồi hấp lớn >100L hoặc nồi có thêm chức năng sấy

2. Nguồn nước: nước RO hoặc nước cất

3. Đường nước xả: làm bằng vật liệu chịu nhiệt (134℃), có thể trang bị thêm bình ngưng để làm mát nước trước khi thải ra ngoài. Đường kính trên 1.5inch để việc thông hơi tốt hơn.

4. Hơi nước: (đối với nồi yêu cầu máy tạo hơi bên ngoài)

5. Áp suất: áp suất cung cấp phải lớn hơn 1bar so ới áp suất vận hành nồi hấp để đảm bảo an toàn.

VI. THEO DÕI QUÁ TRÌNH

1. Máy in dữ liệu tích hợp

+ Ít tốn kém và sử dụng các cảm biến tương tự như nồi hấp. Một số máy in sử dụng quy trình in nhiệt. Chúng có thể nhanh và yên tĩnh hơn các hệ thống khác nhưng giấy có thể bị ảnh hưởng bởi sức nóng. Cần thận trọng với việc xử lý và lưu trữ hồ sơ trên giấy nhiệt trong môi trường nóng xung quanh nồi hấp.

- Ít phổ biến so với các hệ thống điều khiển hiện đại, có khả năng là nếu có lỗi trong hệ thống điều khiển, làm cho nó không chính xác, thì máy in cũng sẽ không chính xác dẫn đến hư mẫu. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ngày nay đã tạo ra các hệ thống vi xử lý hiện đại đáng tin cậy hơn trước có thể tự kiểm tra và phát hiện tình trạng lỗi.

2. Hệ thống ghi lại nhật ký chu kỳ

+ Một số hệ thống điều khiển tự động vi xử lý hiện đại có khả năng tải nhật ký chu trình chi tiết về máy tính, bằng liên kết trực tiếp hoặc qua thẻ nhớ.

            + Dữ liệu này được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng hoặc với một bảng tính tiêu chuẩn để cung cấp một bản ghi đầy đủ về tiến trình chu kỳ.

            + Dữ liệu có thể được gửi trực tiếp đến nhà sản xuất để hỗ trợ chẩn đoán và giải quyết lỗi

            + Tiết kiệm chi phí thay vì phải thuê thêm một kỹ sư giám sát.

3. Chỉ thị hóa học

+ Được đặt vào kèm với mẫu trong quá trình hấp. Sử dụng đơn giản

- Chỉ thể hiện riêng lẻ từng chỉ tiêu cần test, không phải lúc nào cũng chỉ báo về điều kiện khử trùng đầy đủ, tức là cả nhiệt độ và hơi nước.

VII. BẢO HÀNH VÀ BẢO TRÌ

- Tìm hiểu chế độ bảo hành của nhà cung cấp.

- Các điều khoản bảo hành

- Ai sẽ thực hiện công việc bảo hành.

- Thời gian và khả năng khắc phục khi có sự cố

VIII. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

- Dành thời gian xem xét nhu cầu và sự lựa chọn của bạn.

- Lựa chọn xuất xứ, uy tín của nhà sản xuất, nhà cung cấp.

- Chi phí liên quan khi sử dụng nồi hấp.

- Cân đối ngân sách

- Tìm hiểu chính sách thanh toán

- Cân nhắc về khía cạnh vệ sinh và nhiễm chéo khi sử dụng nồi hấp.

 

Bất kỳ nhà cung cấp có uy tín nào cũng có thể hỗ trợ, tư vấn về những thông tin này. Thường thì bạn nên tham khảo trước về thông tin sản phẩm trên web hoặc có thể đặt hẹn với họ để có thể được tư vấn chi tiết hơn.

Cuối cùng là sự lựa chọn của bạn. Tất nhiên giá là một yếu tố quan trọng, nhưng sự nghiên cứu kỹ càng về sản phẩm sẽ đảm bảo việc vận hành của bạn không gặp sự cố sẽ giúp bạn có khoản đầu tư khôn ngoan.

Để cần biết thêm thông tin và được tư vấn hỗ trợ, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với:

CÔNG TY TNHH KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐỨC DƯƠNG

Địa chỉ: 1014/67 Tân Kỳ Tân Qúy, Bình Hưng Hòa, Bình Tân, TPHCM.

Website: ducduongco.com hoặc ducduongfurniture.com

Tel: 028 3762 8042

Bình luận

hotline
Tư vấn
Liên hệ tư vấn Thu nhỏ